Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một căn bệnh thường gặp gây suy giảm hệ miễn dịch và thiệt hại nặng nề về kinh tế cho chủ nuôi. Chính vì vậy, cách chữa trị tụ huyết trùng cho gà đang là một trong những vấn đề khiến nhiều chủ nuôi đau đầu. Biết được điều đó, Daga88 xin chia sẻ tới anh em cách chữa trị căn bệnh nguy hiểm này cho gia cầm hiệu quả tại bài viết ngay sau đây!
Daga88 giải thích khái niệm về bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn được nhiều chủ nuôi gọi với cái tên dân gian là bệnh gà toi. Theo Daga88 tìm hiểu, đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính khá nguy hiểm thường xuất hiện ở gia cầm. Bệnh hình thành do virus Pasteurella multocida gây nên.
Đặc biệt, tụ huyết trùng trên gà diễn biến rất nhanh với khả năng tử vong theo đàn khá cao. Chính vì vậy, bà con nên nắm đủ những thông tin về căn bệnh này và tìm kiếm phương án chữa trị kịp thời.
Nguyên do gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà
Như Daga88 đã chia sẻ trước đó nguyên nhân chính gây nên bệnh tụ huyết trùng trên gà là do virus có tên Pasteurella multocida. Ngoài ra, bệnh tụ huyết trùng hình thành còn do những tác động như sau:
- Tác động từ môi trường sống xung quanh như: thời tiết đột ngột thay đổi, môi trường sống không đảm bảo an toàn vệ sinh, thức ăn bị nấm mốc và đột ngột thay đổi môi trường sống,…
- Bệnh có thể tự phát và lây truyền qua đường miệng, hô hấp, đường tiêu hoá và vết thương hở bên ngoài da gà.
- Gà mắc tụ huyết trùng vì lây lan mầm bệnh tồn tại trong bụi không khí, thức ăn và nước uống đàn gà sử dụng hàng ngày.
Triệu chứng tụ huyết trùng ở gà thể cấp tính – quá cấp tính – mãn tính
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có biểu hiện chia làm 3 thể chính cụ thể như sau:
Triệu chứng thể cấp tính
Thể cấp tính là biểu hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà dễ gặp nhất ở các đàn gia cầm có số lượng lớn. Đa số triệu chứng của chúng đều chỉ xuất hiện một vài giờ trước khi chết với những biểu hiện như sau:
- Gà đột ngột sốt cao 42 – 43 độ, có dấu hiệu chán ăn và xù lông, da dẻ xanh xao.
- Đặc biệt gà còn có dấu hiệu chảy nước nhờn ở miệng, gà bị sùi bọt mép có lẫn máu lâu dần dẫn đến khó thở.
- Gia cầm còn có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân đi lỏng ra kèm dịch nhầy.
- Mào gà có dấu hiệu bị bầm tím lại, tụ máu và có thể tử vong do ngạt thở bất cứ lúc nào.
Cái triệu chứng thể cấp tính thường xuyên xuất hiện ở những cá thể gà con. Chính vì vậy sư kê cần phải cố gắng quan sát biểu hiện của chúng.
Triệu chứng quá cấp tính
Triệu chứng tụ huyết trùng ở gà thể quá cấp tính thường gặp ở những trang trại gà thịt ở miền Nam nước ta. Đặc biệt, thể cấp tính chứa khả năng đột biến khá cao khi gà mắc bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào (đột ngột trong vòng 1 – 2 giờ sau khi phát tác và có triệu chứng).
Hoặc trong quá trình mắc bệnh một số cá thể có biểu hiện ủ rũ nhưng không đáng kể. Gà từ 1 tuần tuổi – 4 tháng tuổi có thể chết và co giật không rõ nguyên nhân.
Xem thêm : Bệnh tiêu chảy ở gà và cách trị hiệu quả
Triệu chứng thể mãn tính
Theo chuyên gia Daga88 tìm hiểu bệnh tụ huyết trùng ở gà thể mãn tính rất ít khi xuất hiện ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Thể bệnh này cũng sẽ xuất hiện trong giai đoạn cuối gà bị nhiễm bệnh. Gà mắc tụ huyết trùng thể mãn tính thường kèm theo nhiều dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Mào gà dần chuyển sang màu tím bầm, mào gà có biểu hiện sưng, phù nề cùng các nốt hoại tử bị cứng và chai lại.
- Ở giai đoạn này gia cầm thường rất gầy gò ốm yếu, sụt cân liên tục. Kèm theo đó là các khớp xương có biểu hiện bị tím bầm khiến cho việc di chuyển đi lại của gà trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Bệnh tích tụ huyết trùng trên cơ thể gà ra sao?
Khi mổ xác gà tử vong để quan sát bệnh tích bà con có thể dễ dàng thấy được các dấu hiệu sau đây:
- Gan gà có các nốt hoại tử màu trắng hoặc xám xuất hiện dày đặc thành từng vùng cụ thể.
- Các tụ máu xuất hiện nhiều ở phổi bị bầm, tụ huyết trên cơ bắp, thịt nhão và dưới da có những dịch nhớp kèo nhầy.
- Bề mặt gan có các nốt hoại tử màu trắng, phần gan hơi sưng và bị thoái hoá mỡ.
- Biểu hiện viêm nhiễm và hoại tử có thể lây sang cả buồng trứng và ống dẫn trứng.
- Ngoài ra, chủ nuôi còn dễ bắt gặp gà có hiện tượng bị viêm khớp, các đốt khớp sưng rất to.
Xem thêm : Cách làm chuồng gà chọi đẹp và chất lượng
Bật mí phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhanh chóng
Khi phát hiện gà bị bệnh chủ nuôi có thể trộn vào thức ăn, nước uống cho chúng những loại thuốc như sau:
- Bio Amoxicillin: 10g/100kgP/ ngày 3 lần (kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày).
- Ampi Coli: 10g/100kgP/ ngày 3 lần (kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày).
- Norflox – 10: 25g/100kgP/ ngày 3 lần (kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày).
- T.Colivit: 20g/100kgP/ ngày 3 lần (kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày).
Nên nhớ trong quá trình điều trị anh em cần phải kết hợp thêm các loại vitamin và men tiêu hoá, thuốc điện giải bù nước cho gia cầm.
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá chuẩn được chuyên gia chia sẽ
Hướng dẫn phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn gia cầm
Bệnh tụ huyết trùng ở gà rất dễ để phòng tránh nếu anh em có thể để ý những yếu tố sau đây:
- Tiêm phòng Vacxin tụ huyết trùng ở gà đúng thời điểm để tăng cường hệ miễn dịch với bệnh.
- Khử khuẩn chuồng nuôi bằng thuốc 2 – 3 lần mỗi tháng để các virus gây bệnh không thể tiếp tục phát triển.
- Tăng cường cho gà sử dụng thuốc đề kháng như Vitamin B hoặc sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có diễn biến rất nhanh vì vậy nên sư kê hãy chủ động phòng ngừa căn bệnh này để tránh những tổn thất không đáng có. Anh có có thể truy cập ngay website Daga88 để tìm hiểu thật nhiều thông tin về các chứng bệnh nguy hiểm khác trên gà đá một cách dễ dàng.